Bệnh học viêm đại tràng từ A đến Z: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh viêm đại tràng là một trong những căn bệnh tiêu hóa rất phổ biến ở nước ta. Bị viêm đại tràng khó điều trị dứt điểm và hay tái phát, bệnh khiến chúng ta không chỉ chịu nỗi khổ về ăn uống kiêng khiêm mà còn đối mặt với nguy cơ ung thư đại tràng. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm đại tràng hiệu quả nhất? Hãy theo dõi ngay bài viết sau.

1. Bệnh viêm đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn được gọi là ruột già là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Đây là nơi hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn đồng thời có nhiệm vụ chuyển đổi bã thức ăn thành phân và bài tiết qua trực tràng. Vì vậy đại tràng là nơi chứa nhiều vi sinh phát triển và gây bệnh.

Bệnh viêm đại tràng

Viêm đau đại tràng là hiện tượng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú và lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với rất nhiều mức độ khác nhau. Nếu bị viêm đại tràng nhẹ bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện các ổ loét hoặc ổ áp xe ở đại tràng, gây đau đớn và rất khó chịu cho người bệnh.

Viêm đại tràng bao gồm: Viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh, dễ gây biến chứng nguy hiểm như Polyp đại tràng, ung thư đại tràng…

2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng 

2.1. Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính

Nguyên nhân hàng đầu gây viêm đại tràng cấp tính là do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn. Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống những thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

2.2. Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: Thường xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không điều trị dứt điểm.

Do lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Sử dụng lâu dài có thể gây nhờn thuốc kháng kháng sinh, chức năng đại tràng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm…

2.3. Một số nguyên nhân khác gây viêm đại tràng

Nguyên nhân viêm đại tràng

Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài đi kèm với các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là nguyên nhân khiến bạn bị viêm đại tràng.

Một số bệnh lý về đường ruột: Tiêu biểu thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột, tắc ruột.

Nhiễm độc: Người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ…

Căng thẳng, stress trong công việc, lo lắng, ăn uống thất thường gây viêm đại tràng.

Việc xác định nguyên nhân gây viêm đau đại tràng là cơ sở quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng được chia thành 2 thể: Viêm đại tràng cấp tính và mãn tính. Mỗi thể sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể là:

Triệu chứng viêm đại tràng

3.1. Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính

Bệnh thường khởi phát đột ngột với các dấu hiệu điển hình.

Đau bụng: Dấu hiệu sớm nhất, cơn đau quặn thắt bụng hoặc đau dọc theo khung đại tràng, cứng bụng, đầy hơi, căng tức bụng.

Tiêu chảy:  Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, đi cầu nhiều lần trong ngày hoặc cả chục lần. Phân nát hoặc loãng nước, lẫn máu, đi xong vẫn muốn đi tiếp. Dấu hiệu rất rõ sau  khi người bệnh ăn đồ lạ, đồ sống, tái hoặc thực phẩm cay nóng, hải sản. 

Chán ăn: Mệt mỏi, ăn không ngon miệng, trí nhớ giảm sút, không muốn làm việc, vui chơi, sốt nhẹ.

Viêm đại tràng do lỵ amip: Đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng đặc biệt vùng đại tràng Sigma. Rất mót rặn phải đi đại tiện ngay nhưng đi cực ít, phân lẫn với máu, chất nhầy, mủ.

Viêm đại tràng cấp do lỵ Shigella: Đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn. Nếu bệnh nặng có thể đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao, mệt mỏi, mặt hốc hác, thiếu nước, điện giải.

Viêm đại tràng cấp tính xảy ra đột ngột, dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm trở thành mãn tính nguy hiểm nhất là trụy tim, áp xe gan.

3.2. Triệu chứng viêm đại tràng mạn tính

Bệnh khởi phát chậm và tiến triển chậm, kéo dài dai dẳng.

Đau bụng kéo dài: Đau âm ỉ hoặc đau quặn nhiều lần dọc theo khung đại tràng hoặc hai bên hố chậu, cảm giác dễ chịu sau khi đi vệ sinh.

Đại tiện bất thường: Bệnh nhân đi ngoài 4-5 lần/ngày hoặc nhiều hơn, táo bón hoặc tiêu chảy. Dạng phân đa dạng, lỏng nát, không thành khuôn có mùi hôi tanh, kèm chất nhầy, máu. Cũng có thể táo bón xen kẽ tiêu chảy, vẫn thấy khó chịu sau khi đi đại tiện.

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng nên người bệnh có hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, gầy, hốc hác.

Khi thực hiện xét nghiệm phân sẽ phát hiện hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, kí sinh trùng, nấm hoặc lỵ amip.

Khi nội soi đại trực tràng sẽ thấy viêm loét phủ lớp nhầy trắng, ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ tổn thương đang hoạt động ở thành niêm mạc.

3.3. Dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc

Đây là bệnh viêm đại tràng ở một số người sau dùng kháng sinh có sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn là Clostridium difficle (C.difficile). Lúc này vi khuẩn có hại là C. difficile phát hành độc tố mạnh. Những độc tố gây kích ứng ruột, gây ra triệu chứng, dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc.

Vi khuẩn C. difficile là loại vi khuẩn kỵ khí, có nha bào, có sức đề kháng rất tốt khi ở bên ngoài và bên trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn Cl.difficile sẽ sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc tế bào. Độc tố tác động vào niêm mạc gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm nên rất dễ bong, khi bong để lại viêm gây chảy máu niêm mạc.

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày dùng thuốc kháng sinh hoặc sau vài tuần khi bạn vừa hoàn thành liệu trình thuốc kháng sinh, cụ thể là:

Sốt lên tới 38-39 độ C. 

Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn thắt.

Tiêu chảy hoặc phân rắn, có thể có máu hoặc có chất nhầy và mủ kèm theo.

3.4. Triệu chứng viêm đại tràng co thắt

Rất nhiều người nhầm lẫn viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ để có cách điều trị phù hợp.

Với viêm đại tràng co thắt khi nội soi đại tràng bình thường không có tổn thương.

Cơn đau quặn dữ dội có thể sờ thấy cục rắn ở vị trí đau.

Đi ngoài phân không lẫn máu, phân nhỏ dẹt, cứ ăn xong sẽ muốn đi ngoài.

Chướng bụng, đầy hơi gây khó chịu nghiêm trọng cho người bệnh, chỉ khi đi ngoài mới cảm thấy dễ chịu.

Ảnh hưởng thần kinh, người bệnh cảm thấy lo âu, căng thẳng, stress.

Triệu chứng khác: Không chỉ có dấu hiệu ở hệ tiêu hóa mà còn cảm thấy đau đầu, hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh.

4. Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Khoảng 80% dân số nước ta mắc các bệnh đường tiêu hóa trong đó có viêm đại tràng. Nếu bị bệnh viêm đại tràng không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết (chảy máu) đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng viêm nhiễm nặng. Do lớp nhung trong đại tràng bị trơ trụi sau những đợt sử dụng kháng sinh hoặc dùng chất kích thích bia, rượu, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Thủng đại tràng: Xuất hiện sau nhiều đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong ruột bị tiêu diệt lớp nhung trơ trọi, vết loét ăn sâu, bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày bị thủng đại tràng, nguy hiểm đến tính mạng.

Giãn đại tràng cấp tính: Nếu bị giãn đại tràng, chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm, loét thủng đại tràng nhiều lần với biểu hiện đau bụng, chướng bụng, hôn mê, khả năng tử vong.

Ung thư đại tràng: Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015, 20% người mắc bệnh viêm đại tràng biến chứng sang ung thư. Theo thống kê của Who chuyển biến sang ung thư. Còn theo thống kê của WHO, trên thế giới mỗi năm có khoảng 11 triệu ca mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng.

Ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới cơ quan khác.
Vì vậy, bệnh nhân cần có phương pháp điều trị và theo dõi bệnh từ đó phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư.

5. Ai dễ mắc viêm đại tràng nhất?

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi sẽ liệt kê những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn bình thường:

Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học: Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thực phẩm không hợp vệ sinh, đồ ăn chưa nấu chín kĩ, nguồn nước ô nhiễm… dễ làm tổn thương niêm mạc, nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Người lạm dụng thuốc tây: Nhất là những người sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, tiêu diệt vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tổn thương niêm mạc đại tràng.

Người thuyên xuyên căng thẳng, stress: Chịu áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài… sẽ dễ bị viêm đại tràng. Bên cạnh đó bệnh nhân bị lao, bệnh crohn nếu phải chịu stress nhiều sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.


Mắc các bệnh lý về đường ruột: Những người có hệ đường ruột yếu, bị tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc thiếu máu cục bộ, viêm ruột cũng rất dễ bị viêm đại tràng. 

6. Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

6.1. Sử dụng liệu pháp tâm lý, tinh thần để phòng ngừa viêm đại tràng

Theo khoa học đã nghiên cứu tâm lý có mối quan hệ mật thiết với bệnh đường tiêu hóa. Nếu căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng triệu chứng viêm đại tràng tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì thế bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, cân bằng thời gian làm việc.

6.2. Phương pháp rèn luyện thể dục thể thao phòng viêm đại tràng

Việc rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn, đúng cách sẽ tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết, kích thích nhu động ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế phương pháp tập luyện thể dục thể thao được các bác sĩ khuyến khích phòng và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.

Các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích người bệnh vận động, tập luyện hàng ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm táo bón. Một số môn thể thao được khuyến khích luyện tập gồm: đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh, bơi lội.

7. Làm gì khi bị viêm đại tràng? Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng

Khi phát hiện thấy dấu hiệu, triệu chứng viêm đại tràng bạn hãy đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức… để được chẩn đoán, xét nghiệm và tư vấn điều trị viêm đại tràng. Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh như sau:

Nội soi đại trực tràng: Quá trình tiến hành kỹ thuật nội soi, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành sinh thiết mẫu tế bào, chẩn đoán ổ viêm loét có chứa tế bào lạ, ung thư hay không.

Trường hợp cơ sở y tế chưa triển khai kỹ thuật nội soi bác sĩ sẽ tiến hành X-quang đại trực tràng để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm phân: Các tế bào bạch cầu trong phân có thể xác định được bệnh viêm đại tràng. Một mẫu phân có thể loại trừ rối loạn khác như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Xét nghiệm máu: Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

Soi đại tràng sigma linh hoạt: Bác sĩ sẽ dùng 1 ống mảng, linh hoạt để kiểm tra trực tràng, đại tràng sigma – đoạn cuối đại tràng. Nếu có biểu hiện viêm, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thay vì nội soi toàn bộ đại tràng.

Chụp CT: Là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng, bác sĩ tiến hành chụp ở bụng hoặc xương chậu nếu bác sĩ nghi ngờ có biến chứng của các ổ viêm loét.

8. Phác đồ điều trị viêm đại tràng

Khi xác định chính xác bị viêm đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy theo từng tình trạng bệnh có thể là điều trị viêm đại tràng bằng nội khoa, điều trị ngoại khoa kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. 

Nếu viêm đại tràng thậm chí là mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Ngược lại nếu tình trạng viêm loét quá lâu, tổn thương nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

8.1. Cách điều trị viêm đại tràng nội khoa

Để chữa viêm đại tràng hiệu quả người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ dùng đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Tùy vào tình trạng bệnh mà được chỉ định dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc khác nhau.

Thuốc tác động nhu động ruột, làm giảm triệu chứng đau bụng bao gồm 1 trong 2 nhóm thuốc. Thứ nhất là thuốc ức chế phó giao cảm là ATROPINE( Chỉ có dạng chích) hoặc dẫn xuất Atropine : Hyoscin (Buscopan 10mg) 1 viên x 3 (u ). Thứ hai là thuốc giãn cơ trơn thuốc Spasmaverin, Alverin (Meteospasmyl), drotaverin (Nospa), Trimebutine (Debridat) tác dụng điều hòa nhu động ruột. Liều dùng : 1-2 viên x 2-3 lần / ngày.

Thuốc trị tiêu chảy giúp bảo vệ niêm mạc ruột, giảm triệu chứng tiêu chảy. Loperamide (Imodium): 1v x 2-3 lần/ngày. Than họat ( CARBOGAST, CARBOTRIM) 2 viên x 2-3 lần/ngày. Đất sét (Smecta, Actapulgite): 1 gói x 2-3 lần/ngày.

Thuốc nhuận trường thẩm thấu, làm mềm phân, giảm triệu chứng táo bón. Đường Sorbitol, Lactulose (Duphalac) 1 gói x 2-3 lần/ngày; Cao phân tử : Macrogol (FORLAX) 1 gói x 1-3 lần/ngày.

Thuốc an thần – giải lo âu: Thường dùng Diazepam 5mg: 1 v (u) tối. Hoặc Sulpiride 50mg : 1v x 2-3 lần/ngày.
Lưu ý: Bệnh nhân không được uống thuốc không đúng liều lượng hoặc tự ý bỏ thuốc giữa chừng. Vì điều này sẽ làm phác đồ điều trị viêm đại tràng không hiệu quả, bệnh dễ tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

8.2. Điều trị viêm đại tràng ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: Cắt Polyp đại tràng, điều trị ung thư đại tràng, …

9. Viêm đại tràng nên uống thuốc gì – Các loại thuốc Đông Y tốt nhất

Bạn có thể dùng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng dưới đây, đặc biệt không tác dụng phụ, an toàn và rất lành tính.

Thuốc đại tràng đông y Hàn Quốc

9.1. Thuốc đại tràng đông y Hàn Quốc thế hệ 2

9.2. Thuốc đông y chữa đại tràng thế hệ 2 Hu Xan

9.3. Thuốc đại tràng Tâm Bình

9.4. Thuốc Tràng Phục Linh

9.5. Thuốc Đại tràng Nhất Nhất

9.6. Thuốc Tràng Vị Khang

9.7. Thuốc Đại Tràng HoànThuốc Đại Tràng Hoàn P/H

9.8. Thuốc Đại Tràng Khang

9.9. Viêm đại tràng Colmin

10. Viêm đại tràng nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Vì viêm đại tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên chế độ dinh dưỡng ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phòng chống và điều trị viêm đại tràng. Ngoài việc điều trị viêm đại tràng bằng thuốc thì việc bạn ăn uống, dung nạp thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị viêm đại tràng.

11. Cây thuốc nam chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả

Dưới đây là một số thảo dược kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành các ổ viêm đại tràng bạn có thể tham khảo:

10.1. Chữa viêm đại tràng bằng lá ổi

10.2. Chữa viêm đại tràng với nghệ vàng

10.3. Cách chữa viêm đại tràng với lá mơ lông

10.4. Hỗ trợ xử lý viêm đại tràng bằng lá vối

12. Top 5 bác sĩ chữa viêm đại tràng tại các bệnh viện uy tín

Nếu bạn còn băn khoăn không biết khám chữa viêm đại tràng ở đâu, bác sĩ nào uy tín hãy theo dõi thông tin sau:

12.1. GS.TS.BS Hà Văn Quyết

12.2. PGS.TS.BS Trần Ngọc Ánh

12.3. GS.TS.BS Đào Văn Long

12.4. PGS.TS.BS Nguyễn Đức Tiến

12.5. TS.BS Vũ Trường Khanh 

13. Khám bệnh viêm đại tràng ở đâu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

13.1. Địa chỉ khám viêm đại tràng tại Hà Nội

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

13.2. Địa chỉ khám và điều trị viêm đại tràng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM I

Trên đây blog Casuco chia sẻ những thông tin về viêm đại tràng, cách điều trị viêm đại tràng, các bác sĩ chữa viêm đại tràng giỏi và địa chỉ khám đại tràng tốt nhất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hy vọng qua bài viết trên bạn hiểu đúng và đủ về căn bệnh tiêu hóa phổ biến này và sớm điều trị bệnh khỏi dứt điểm tránh viêm đại tràng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Nguồn: https://casuco.vn/viem-dai-trang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TOP 12 Thuốc Chữa Viêm Đại Tràng Hiệu Quả Nhất Được Tin Dùng